CHIA SẺ

Saturday, October 12, 2019

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THANH NHÃN

Cây Thanh Nhãn là Giống Nhãn nổi tiếng và là đặc sản của vùng đất Miền Tây nói chung và vùng đất Bạc Liêu nói riêng. Nhờ những ưu điểm vượt trội về chất lượng trái và khả năng sinh trưởng mà Giống Nhãn này đang dành được sự quan tâm của đông đảo người dân. 


Cây Thanh Nhãn Bạc Liêu

Thanh Nhãn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Vì vậy, Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng Cây Thanh Nhãn và chút kinh nghiệm chăm sóc cây là có thể dễ dàng trồng cải thiện thu nhập.

Nhu cầu sinh thái của Cây Thanh Nhãn

Thanh Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Kỹ thuật trồng Cây Thanh Nhãn không khó đồng thời cây tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như Vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

Đất trồng: Thanh Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm ở Cái Bè trải dài đến vùng nhiễm mặn ở Gò Công. Tuy nhiên, Nhãn thích nhất là đất cát, cát pha, đất cồn và phù sa ven sông.


Nhu cầu sinh thái của Cây Thanh Nhãn

Mùa vụ: Nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 – 11 vì đến mùa nắng có đầy đủ ánh sáng cây sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 4 – 5 thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều đất bị lèn… Nhãn bị chết do nghẹt rễ.

Chuẩn bị đất trồng: Bộ rễ Nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng Nhãn cần chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho Nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng Thanh Nhãn trên mô, mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 – 8 tấc, cao 5 – 7 tấc. Đất mô trộn với 10 – 15 kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân (nên sử dụng lân Ninh Bình hoặc lân Văn Điển) và nên chuẩn bị mô từ 15 – 30 ngày trước khi trồng.

Giống: Giống Thanh nhãn thuần chủng, cây giống đạt độ tuổi xuất vườn. Cây giống có thể ươm bằng bằng phương pháp ghép, chiết cành.

Kỹ thuật trồng Cây Thanh Nhãn

Khoảng cách: Thanh Nhãn thường được trồng với khoảng cách 8 – 10m. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như Rau, Đậu, Ổi, Đu Đủ hoặc trồng Nhãn dày hơn với khoảng cách 4m/cây. Đến khi giáp tán thì tỉa bỏ cây giữa.


Kỹ thuật trồng Cây Thanh Nhãn

Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặt bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

Việc trồng Thanh Nhãn theo hướng hữu cơ không chỉ giúp cây Thanh Nhãn cho năng suất cao, Trái Nhãn sạch đảm bảo an toàn mà còn giúp cho Cây Thanh Nhãn có sức khỏe dẻo dai bền vững không nhanh bị kiệt sức như dùng phân hóa học.

Đặc biệt, các nhà vườn muốn nâng cao giá trị trái thanh nhãn đã áp dụng trồng thanh nhãn theo chuẩn VietGap để thuận lợi cho việc xuất ngoại. Nhiều địa phương tại ĐBSCL đã bắt tay để xây dựng vườn Thanh Nhãn theo tiêu chuẩn VietGap để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước Ấn Độ, Hàn Quốc…