CHIA SẺ

Sunday, October 13, 2019

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY THANH NHÃN

Giống Thanh Nhãn Bạc Liêu nổi tiếng là Giống Cây Trồng có tiềm năng kinh tế cao không chỉ bởi chất lượng trái tốt, năng suất cao mà Giống Nhãn này có khả năng kháng sâu bệnh cao. Tuy nhiên, không vì thế mà mọi người lơ là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có khả năng gây hại tới Vườn Thanh Nhãn.


Cây Thanh Nhãn Giống

Cách phòng sâu bệnh cho Cây Thanh Nhãn

Chăm sóc chu đáo: Thanh Nhãn trong quá trình chăm sóc cần bón phân đầy đủ, tỉa cành tạo tán vệ sinh vườn tược nhằm đảm bảo quá trình sinh trưởng, phát triển và hạn chế các loài sâu bệnh gây hại Thanh Nhãn.

Vì vậy, Bà con cần tích cực chăm sóc tốt cho cây để cây cho năng suất cao và nâng cao khả năng chống chọi với sâu bệnh.


Cách phòng sâu bệnh cho Cây Thanh Nhãn

Biện pháp trừ sâu bệnh hại Cây Thanh Nhãn

Bọ xít: Khi phát hiện Bọ Xít gây hại Bà con ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ xít khi cây có quả non bằng cách phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015-0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).

Sâu Tiện Thân Nhãn: Bà con phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Polytrin hay Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu, dùng nước vôi đặc quét lên thân cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng.

Rệp Sáp: Khi thấy Rệp xuất hiện Bà con nên dùng Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào các chùm hoa, quả.



Biện pháp trừ sâu bệnh hại Cây Thanh Nhãn

Dơi: Bó các chùm Nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.

Rầy Hại Hoa: Bà con dùng Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15 – 0,2% để tiêu diệt

Dòi Đục Cành Hoa: Phun bằng Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.

Bệnh Sương Mai (Mốc Sương): Bà con có thể Phun Bordeaux 1% hoặc Ridomil – MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hợp Ridomil – MZ 0,2% + Anvil 0,2%. Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra giò; lần 2: khi giò hoa nở 5-7 ngày).

Bệnh Vàng Lá chết đứng do các nguyên nhân: Do nấm hại rễ; Do trồng quá sâu; Do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm. Bà con cần phải bón cân đối đạm, lân, kali.